Nước mắm trong sử Việt

Cuốn Việt sử đầu tiên có đề cập nước mắm là “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư”, bản khắc in vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697), khi viết về sự việc vua Tống Chân Tông của nhà Tống năm 997, đã ban chiếu phong vương cho vua Lê Đại Hành của Đại Việt và bãi bỏ lệnh đòi Đại Việt cống nước mắm mà triều đình Trung Hoa đã đặt ra trước đó. Như vậy thì muộn nhất là vào thế kỷ X, người Việt đã biết làm và dùng nước mắm.

Sau Đại Việt sử ký toàn thư, nước mắm còn xuất hiện trong Phủ Biên Tạp Lục (của Lê Quý Đôn, ấn hành vào cuối thế kỷ XVIII), Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (của Phan Huy Chú, đầu thế kỷ XIX), Gia Định Thành Thông Chí (của Trịnh Hoài Đức, đầu thế kỷ XIX) và trong các bộ sử của triều Nguyễn như Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ và Đại Nam Nhất Thống Chí. Trong các tài liệu thư tịch này, nước mắm được xem là thổ sản của nhiều địa phương ở Đàng Trong.

Lịch sử nghìn năm của nước mắm tại Việt Nam cũng cho thấy, có rất nhiều vùng sản xuất được nước mắm từ Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận… Mỗi vùng có cách chế biến nước mắm cũng khác nhau, từ nguyên liệu tới quy trình ủ.

http://nuocmamvithanh.com/admin/uploadpicture/mamvithanh_130k.jpg


Nước mắm Vị Thanh, một đặc sản của vùng đất biển Hải Bình - Thanh Hóa. Mắm được ủ tự nhiên trong thùng gỗ bời lời. Mắm nguyên chất rút nỏ, luôn giữ được vị thơm ngon nguyên chất, có thể làm hài lòng bất kì những ai khó tính nhất. Mọi người nhanh tay đặt hàng dùng tết nhé.

http://nuocmamvithanh.com/admin/uploadpicture/119158739_3411527482240342_2491481802633166398_n.jpg